Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Các tùy chọn khi chơi Chắn Vạn Văn

Bài viết trước Blog Chắn Vạn Văn đã hướng dẫn các bạn cách tính điểm trong game Chắn Vạn Văn, tiếp đến bài viết này chúng tôi xin gửi đến các bạn Các tùy chọn khi chơi Chắn Vạn Văn.


Các tùy chọn khi chơi Chắn Vạn Văn


Khi bạn là chủ bàn, bạn có thể tùy chỉnh cấu hình bàn chơi như:
Cấu hình chơi Gà và quy định các cước có gà, đặt tiền bàn chơi, giới hạn số người chơi, thiết lập chế độ chơi cơ bản hay nâng cao.
- Chơi cơ bản: Chế độ mặc định khi chơi là chế độ cơ bản. Ở chế độ này, nếu bạn đánh bị lỗi, máy sẽ tự động nhắc nhở bạn đang bị lỗi gì và yêu cầu bạn đánh quân khác. Ở chế độ chơi này, sẽ không có người bị báo.
- Chơi nâng cao: Chế độ này dành cho những người đã chơi chắn lâu năm và kinh nghiệm cũng như đã quen với hệ thống. Khi bị đánh lỗi, máy sẽ không nhắc nhở nữa và bạn sẽ bị báo nếu bạn vi phạm các lỗi B,C,D và một số lỗi ở mục A.
Chơi 4-11
Trong phần cấu hình Chắn, còn có mục chọn kiểu chơi 4-11 hay không. Đây là chế độ dành cho những người chơi kinh nghiệm và đã thành thạo hệ thống. Khi chọn chế độ chơi này, người Ù phải được ít nhất 4 điểm, nếu không đủ 4 điểm sẽ phải đền cho cả làng mỗi nhà 11 điểm. Khi không đủ 4 điểm mà được Ù, bạn có thể chọn Không Ù để đỡ bị đền và sẽ không được Ù nữa.
Chơi Gà góp (nuôi Gà)
Chắn Vạn Văn hỗ trợ tính năng chơi Gà góp. Khi chủ bàn chọn chế độ chơi Gà góp, biểu tượng Gà góp ở góc trái bàn game sẽ sáng lên. Các trường hợp bị góp vào Gà nuôi như sau:
- Trước mỗi ván chơi, mỗi người chơi sẽ góp vào gà 1 điểm (bằng 1 lần tiền bàn)
- Khi có người chíu:
+ Nếu chíu quân bốc từ nọc: người chíu được sẽ không phải vào gà, những người còn lại mỗi người vào gà 1 điểm.
+ Nếu chíu quân đánh: Chỉ người đánh quân chíu phải vào gà 1 điểm.
- Khi xảy ra nhái:
+ Nhái là trường hợp người chơi không ăn quân ở cửa trên, nhưng bốc lên được đúng quân đó ở cửa chì.
+ Khi bị Nhái thì những người còn lại trên bàn (trừ người nhái) sẽ bị vào gà 1 điểm:
Ví dụ: 4 người A,B,C,D chơi. A đánh/dưới 1 quân nhị vạn. B không ăn, B bốc nọc ra 1 quân lại cũng là nhị vạn => B Nhái => A,C,D bị vào gà 1 điểm.
+ Nếu nhái xảy ra liên tiếp nhau, thì số điểm góp gà tăng thành 2, 3 điểm.
+ Nếu quân Chíu hoặc Nhái là Chi Chi thì số điểm vào gà được nhân đôi.
Nghĩa là, nếu chíu Chi thì người đánh chi chi sẽ vào gà 2 điểm.
Nếu nhái Chi Chi thì vào gà là 2 điểm. Nhái liên tiếp thì vào 4, 6 điểm.
Các trường hợp ăn gà nuôi:
- Bạn chỉ có thể ăn gà nuôi khi ù cước: Chì Bạch Thủ, Chì Bạch Thủ Chi, Hoa Rơi Cửa Phật, Cá Lội Sân Đình
Khi một người thoát ra, người đó sẽ được trả lại tiền gà.
Lưu ý:
- Khi bàn đang chơi Gà, nếu bạn thoát ra sau khi hết ván chơi mà vẫn chưa có ai ăn được Gà thì bạn sẽ được hoàn lại số tiền mà bạn đã góp vào Gà.
- Trong trường hợp bàn đang chơi nuôi gà, các chắn thủ khác muốn vào chơi cùng sẽ phải góp vào gà bằng số tiền những người đang chơi đã góp, và sẽ có thông báo khi nhấn sẵn sàng.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Hướng dẫn tính điểm trong Game Chắn Vạn Văn

Trong bài viết này Blog Chắn Vạn Văn xin gửi đến các bạn cách tính điểm trong Game đánh chắn.


Mỗi cước được quy định tương ứng với số Điểm và số Dịch trong Chắn Vạn Văn


Khi ù (xướng đúng), dựa vào các cước xướng sẽ tính ra số điểm tổng, nhân tổng này với số tiền cho mỗi điểm (tiền bàn cược) sẽ ra số tiền mỗi người thua phải mất cho người ù
Điểm tổng được tính như sau:
+ Nếu chỉ xướng 1 cước thì điểm tổng = Điểm của cước đó
+ Nếu xướng nhiều cước thì điểm tổng = Điểm của cước có điểm lớn nhất + tổng số Dịch của các cước còn lại

VD: Chíu Ù ,Bạch thủ ,có 2 Tôm, có Lèo
Điểm tổng = Cước có điểm lớn nhất(Bạch thủ: 4đ) + Dịch của Chíu Ù (1) + 2 x Dịch của Tôm(1) + Dịch của Lèo (2) = 9 điểm
Lưu ý các trường hợp sau được tính thêm điểm của Gà
Gà : Nếu chơi Gà thì điểm tổng được cộng thêm với số gà * số điểm cho mỗi gà (5 điểm)

Những cước sau được tính Gà:

- “Ù bòn bạch thủ” hoặc “ù bòn bạch thủ chi”
- Thập thành
- Kính tứ chi
- “Bạch định” hoặc “bạch định tôm” (Tùy chọn)
- “Tám đỏ” hoặc “Tám đỏ có lèo” (Tùy chọn)
- Bạch thủ chi (có nơi chơi có gà hoặc không gà)
- “Chì bạch thủ” (2 gà, hoặc 1 gà, tùy chọn)

VD: Chì bạch thủ chi, Tám đỏ, 2 lèo
Số gà = Tám đỏ + Chì Bạch thủ + Bạch thủ chi = 3 gà
Điểm tổng = Cước có điểm lớn nhất (Tám đỏ: 8) + Dịch chì(1) + Dịch Bạch thủ chi(3) + 2 * dịch Lèo (2) + điểm Gà ( 5 x 3 = 15 điểm) = 31 điểm.
Ăn tiền, báo

1.Nghỉ ăn tiền
Khi ù, người ù phải hạ bài cho làng kiểm tra.
Nếu làng phát hiện ra người ù đã phạm lỗi một trong những lỗi sau thì người ù không được ăn tiền:
“ăn treo tranh”, “trái vỉ”, “chíu được nhưng lại ăn thường”.
(Các cụ có câu: “Treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền”).
2.Ù láo, ù báo
Chưa ù mà đã hô ù thì là ù láo
Ù, nhưng trước đó đã phạm lỗi mà không phải là lỗi nghỉ ăn tiền ở trên (các lỗi ở mục B,C,D) thì là Ù báo
3.Báo
Nếu người chơi phạm một trong các lỗi loại B,C,D ở trên thì làng phát hiện ra ngay. Người đó gọi là bị báo. Khi bị báo, người này không được đánh hay ù nữa (chỉ bốc/ rồi dưới), và chờ đến khi ván kết thúc sẽ phải thay làng trả tiền cho người ùtheo cước mà người Ù đã xướng đúng.
Hy hữu:
– Nếu người Ù xướng sai, thì sẽ bị phạt theo các trường hợp sau:
+ Nếu bàn có 2 người chơi: Hòa, không ai bị mất tiền
+ Nếu bàn có 3 hoặc 4 người chơi: Người bị báo phải đền cho những người không báo theo cước đúng của ván Ù đó. Người Ù xướng sai phải đền cho những người không báo theo cước mình đã xướng sai.
– Có nhiều người báo trong 1 ván: Mỗi người đều mất tiền như là khi chỉ có mình nó báo. Người ù ăn cả

Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Game đánh Chắn Cho Điện Thoại Mobile

Chắn là trò chơi dân gian đã tồn tài từ rất nâu và được phát triển đến ngày nay khi mà công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Để game chắn tồn tại trong xã hội công nghệ thông tin như ngày này thì phương thức chơi chắn cũng cần được thay đồi. Chính vì thế Game Chắn đã được phát triển cho điện thoại di động với cái tên rất gần gũi Chắn Vạn Văn.



Game Chăn Vạn Văn hỗ trợ mọi nền tảng HĐH như Android, IOS...

Game Chắn với thiết kế gần gũi, âm thanh chân thực mạng đậm tính dân gian, bạn có thể dễ dàng thấy hình ảnh Chí phèo, Thị Nở, ông Lý trưởng ngồi rung đùi chờ Ù bạch thủ. Bác dân đen so tài cùng anh Cai đội ...

Chắn Vạn Văn: Cập Nhật Tính Năng Góp Gà

Trong phiên bản Chắn Vạn Văn mới nhất nhà phát hành đã cập nhật thêm tính năng Góp Gà. Khi chủ bản chơi chọn tính năng góp gà thì biểu tượng góp gà ở góc trài bàn game sẽ sáng khi đó bạn có thể tham gia Góp Gà.



Bạn có thể tìm hiểu về luật Góp gà trong game chắn trong bài viết Hướng dẫn chơi chắn online

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Tải Chắn Vạn Vạn IPA cho IOS

Nhà Phát hành Chắn Vạn Văn vừa cho ra phiên bản Game Chăn Vạn Văn cho IOS với định dạng chanvanvan.ipa cho các dòng máy như: iPhone, iPad,...



Ngay bây giờ bạn có thể Tải Chắn Vạn Văn IPA về máy bằng link tải bên dưới

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Chờ ù và ù trong Chắn nghĩa là gì?

Bài viết trước Blog Tải Chắn Vạn Văn đã hướng dẫn các bạn cách nhận mặt các quân chắn, tiếp đến trong seri bài viết về hướng dẫn chơi chắn chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về Chờ ù và Ù trong chắn nghĩa là gì?


Chờ ù và ù trong Chắn nghĩa là gì?


Để hiểu điều thú vị này thì trước tiên bạn phải hiểu thế nào là chắn, thế nào là cạ đã .
- Chắn : là một đôi có 2 quân bài giống nhau hoàn toàn về cả chũ và số . ví dụ chắn tam vạn gồm hai quân tam vạn …
- Cạ : là một đôi chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ cạ : tam văn với tam sách , tam vạn với tam văn..
- Ba đầu : gồm ba cây chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ ba đầu : tam vạn +tam sách+ tam văn…

Khi lên bài thì bạn nên xếp riêng chắn , cạ, ba đầu , những cây què để dễ hình dung thế bài của mình. Có hai kiểu ù là ù rộng và ù bạch thủ :
- Ù rộng : Khi chơi bài, mỗi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù . Khi rút nọc, con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng.
- Ù bạch thủ : Bài đang chờ ù bạch thủ có nghĩa là bạn đã có ở trên tay và cả ở dưới chiếu nữa đúng 5 chắn, 4 cạ và một con què chính là con chờ ù (không tính 3 đầu). Khi rút nọc, con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn. Như vậy khi ù bạch thủ kể cả con ù ở nọc bạn có đúng 6 chắn và 4 cạ.


Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Hướng dẫn nhận mặt các quân Chắn

Trong seri bài viết về hướng dẫn chơi chắn cho người mới trong bài viết đầu tiên này blog Chắn Vạn Văn xin hướng dẫn các bạn nhận mặt các quân trong game chắn.

Hướng dẫn nhận mặt các quân Chắn


Bộ chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn,nhất vạn, nhất sách, thang thang). Trong đó ngoài 4 cây “chi chi”, 96 cây còn lại này đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 là nhị, tam, tứ, ngũ,lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Số và chữ bao gồm phần bên phải là phần số, phần bên trái là phần chữ. Ví dụ : nhị vạn,tam văn … như vậy tổ hợp của những quân bài này sẽ có 8*3=24 quân. Mỗi quân bài này có 4 con giống nhau , như vậy tổng số quân bài là 24*4=96 quân thường và 4 quân chi chi.



Như vậy để nhận mặt nhanh các quân bài thì trước hết bạn nên nhận mặt các số trước từ nhị đến cửu . Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống nhau, sau đó bạn nhận mặt phần chữ bao gồm 3 chữ là văn , vạn, sách .
Để dễ nhận ra hàng chữ cứ nhớ câu dân gian các cụ “réo truyền” “Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng”, nhìn vào phía trên bên trái, Văn có nghĩa là kí tự giống gạch chéo, Vạn tức là hình chữ điền, hình vuông, Sách là kí tự loằng ngoằng phức tạp nhưng rất dễ nhận ra).

Còn về hàng số: nằm ở bên phải,

Nhị: 2 nét

Tam: 2 nét giống Nhị nhưng thêm 1 vạch ở giữa

Tứ: hình chữ nhật

Ngũ: giống chữ “h”, có vạch ngang nằm ở dưới

Lục: có 2 chân

Thất: giống chữ “t”

Bát: giống chữ “B”

Cửu: giống chữ “h” thường nhưng dài hơn
Bộ bài chắn chỉ có 20 cây đỏ, tức là 5 quân Chi chi, Cửu vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách. Còn lại là 80 cây đen.
Khi đã nhận được mặt chữ rồi thì bạn cũng nên thử tìm hiểu xem các hình ứng với các chữ đấy xem thế nào khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao trong dân gian người ta gọi là cửu vạn, bát sách … Tại sao một số ông sau khi bia rượu xong ròi cứ đòi “bát sách” . Bây giờ bạn sẽ tìm hiểu nguyên tắc ù là như thế nào.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Hướng dẫn tạo tài khoản Chắn Vạn Vặn

Bài viết này Blog Tải Chắn Vạn Văn xin hướng dẫn các bạn cách đăng ký tài khoản trong game Chắn Vặn Văn.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản Chắn Vạn Vặn

Để đăng ký và chơi game chắn trên điện thoại của mình thì trước tiên bạn phải tải về và cài đặt vào máy TẠI ĐÂY

Sau khi cài đặt các bạn click vào ĐĂNG KÝ như hình dưới để tạo tài khoản


Chắn vạn văn sẽ hiện ra fom đăng ký như hình dưới. Bạn cần điền đây đủ thông tin như:
Tên đăng nhập, mật khẩu.. Sau khi điền đầy đủ tin bạn click tiếp vào ĐĂNG KÝ



Lưu ý: Trên một điện thoại bạn có thể tạo được nhiều tài khoản Chắn Vạn Văn, nhưng các tài khoản được đăng ký sau sẽ không nhận được các chương trình khuyến mại trong game


Chúc các bạn thành công!



Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Bảng xếp hạng trong game Chắn Vạn Văn

Blog Tai Chan Van Van xin gửi đến các bạn top cao thủ trong game Chắn Vạn Văn được đánh giá qua 3 yếu tố, Cao thủ, nhiệt tình, đại gia..

Tìm hiểu Bảng xếp hạng trong game Chắn Vạn Văn


Top cao thủ: Được xếp hạng theo số tổng ván thắng cao thủ nào có nhiều ván thắng nhất sẽ đạt danh hiệu Top Cao Thủ


Top đại gia: Được xếp hạng theo số tiền mà cao thủ đó lắm giữ, cao thủ nào nhiều tiền nhất sẽ là Top Đại Gia trong Chắn Vạn Văn


Top nhiệt tình: Được xếp hang theo tổng số ván chơi trong game, cao thủ nào chơi nhiều ván nhất sẽ đạt danh hiệu Top Nhiệt Tình


Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Hướng dẫn chơi Chắn cho người mới

Có nhiều bạn hỏi Chắn Vạn Văn là gì và cách chơi như thế nào? có khó lắm ko? thì bài viết Blog Tải Chắn Vạn Văn xin gửi tới các bạn bài hướng dẫn chơi chắn cơ bản nhất, những khái niệm cần biết khi chơi chắn.


1: Khái niệm về game Chắn

Bộ bài gồm 100 quân.
Số : nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu.
Chất : vạn, văn, sách.
Chắn: 2 quân giống nhau (cùng số cùng chất).
Cạ: 2 quân cùng số khác chất.
Ù đè: 2 nhà cùng chờ ù 1 quân. Nhà được ù là nhà gần cửa bài được bốc lên (theo vòng đánh)

2: Cách chơi 

Chia bài: bộ bài chia 5 phần
- 1 phần lọc: 25 quân
- 4 phần cho người chơi, mỗi phần 19 quân.

Bốc cái để chọn ra nhà đánh đầu tiên. Sau khi chia bài xong. Chọn 1 cây ở lọc rồi lật ở 1 bài bất kì, số vào nhà nào thì nhà đấy lấy phần bài đó và đánh đầu tiên. Những nhà còn lại thì chọn phần bài theo thứ tự xoay vòng từ nhà đầu tiên.

3: Ăn và không ăn:


- Quân bài ăn phải tạo được thành chắn hoặc cạ và phải hạ xuống chiếu, bài ăn phải đặt dưới quân của mình.
- Bài đối thủ đánh ra không ăn được thì phải bốc 1 quân bài ở lọc, bài bốc không ăn được phải nhường nhà dưới.

4: Ù:

- Điều kiện: bài trên tay 19 quân thêm 1 quân ăn để ù là 20 quân (phải tròn bài) quân bài nào cũng phải ở trong chắn hoặc cạ, tối thiểu 6 chắn.
- Hạ bài: tách riêng chắn và cạ, xướng ù đúng cách

Không được làm các hành động sau:
Rách chắn, cạ ăn cạ
Ăn cạ đánh cạ
Đánh chắn
Ăn cạ chuyển chờ

5: Bỏ ù

Đánh và ăn quân đã bỏ ăn chính chữ(có thể để chờ ù)
Ăn cạ bằng quân đã bỏ ăn cạ.(đã bỏ ăn cạ thì chỉ có thể ăn chính chữ)
Chi Chi chỉ ù bạch thủ

Cước sắc (xét bài khi ù, điểm khi ù đơn cước)
Thông (3 điểm): ù liên tiếp 2 ván trở lên.
Chì (3 điểm): quân ù rơi vào chính cửa.
Tôm (4 điểm): gồm có Tam vạn, Tam sách, Thất văn
Lèo(5 điểm): gồm có Cửu vạn, Bát sách, Chi chi( 2 bộ gọi là 2 lèo).
Bạch định (7 điểm): cả bài đều màu đen.
Tám đỏ (8 điểm): bài có đúng 8 quân đỏ.
Thập thành (14 điểm = tám đỏ 2 lèo): bài có 10 chắn.
Kính tứ chi (14 điểm = tám đỏ 2 lèo): : bài có 4quân Chi Chi và còn lại toàn màu đen.
Bạch thủ 4 điểm): bài chờ 5 chắn 4 cạ, chờ đúng 1 quân lên ù thành 6 chắn 4 cạ.
Bạch thủ Chi (6 điểm): bài chờ 5 chắn 4 cạ, chờ Chi Chi
Chiếu (3 điểm): bài có 3c giống nhau, chiếu 1c nữa thành 4c giống nhau.
Ăn bòn (3 điểm): bài có 1 chắn, ăn thành 2 chắn(4c giống nhau).
Thiên khai (3 điểm): lên bài có 4c giống nhau.
Thiên ù (14 điểm = tám đỏ 2 lèo): : lên bài ù luôn.
Địa ù (14 điểm = tám đỏ 2 lèo): : ù quân đầu tiên của lọc (nhà ù ko phải là nhà đánh đầu tiên)

Xướng ù

1. Thứ tự ưu tiên các cước nếu có:
Ù + Thông > Chì > Thiên ù, Địa ù (bỏ chữ Ù đầu tiên) > Bạch Thủ (Chi) > Thập Thành > Kính Tứ Chi, Tám Đỏ, Bạch Định > Lèo, Tôm > + có + Chiếu, Ăn Bòn, Thiên Khai
Chú ý: tuyệt đối chỉ đươc hô 1 tiếng Ù.

2.Cách dịch và tính điểm:
- Cước dịch = Cước – Xuông (2 điểm: ù ko cước sắc) vd: Tôm dịch = Tôm(4) – Xuông(2) = 2điểm (gọi: Tôm dịch 2)
- Tính điểm:
Xuông = 2 điểm
Đơn cước = Cước
Đa cước = Cước chính (cước to nhất, ko dịch) + các Cước dịch (dịch các cước còn lại)
Ví dụ: Ù Thông Tám Đỏ 2 Lèo = 8đ(Tám Đỏ: cước chính) + 2x3đ(Lèo dịch 3) +1đ(Thông dịch 1)=15đ
- Gà(5điểm)
- Bạch Thủ Chi, Chì Bạch Thủ, Tám Đỏ, Bạch Định,Thiên Ù, Địa Ù, Thập Thành, Kính Tứ Chi: các cước này thì sẽ được ăn gà, + thêm 5điểm.