Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Hướng dẫn nhận mặt các quân Chắn

Trong seri bài viết về hướng dẫn chơi chắn cho người mới trong bài viết đầu tiên này blog Chắn Vạn Văn xin hướng dẫn các bạn nhận mặt các quân trong game chắn.

Hướng dẫn nhận mặt các quân Chắn


Bộ chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn,nhất vạn, nhất sách, thang thang). Trong đó ngoài 4 cây “chi chi”, 96 cây còn lại này đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 là nhị, tam, tứ, ngũ,lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Số và chữ bao gồm phần bên phải là phần số, phần bên trái là phần chữ. Ví dụ : nhị vạn,tam văn … như vậy tổ hợp của những quân bài này sẽ có 8*3=24 quân. Mỗi quân bài này có 4 con giống nhau , như vậy tổng số quân bài là 24*4=96 quân thường và 4 quân chi chi.



Như vậy để nhận mặt nhanh các quân bài thì trước hết bạn nên nhận mặt các số trước từ nhị đến cửu . Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống nhau, sau đó bạn nhận mặt phần chữ bao gồm 3 chữ là văn , vạn, sách .
Để dễ nhận ra hàng chữ cứ nhớ câu dân gian các cụ “réo truyền” “Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng”, nhìn vào phía trên bên trái, Văn có nghĩa là kí tự giống gạch chéo, Vạn tức là hình chữ điền, hình vuông, Sách là kí tự loằng ngoằng phức tạp nhưng rất dễ nhận ra).

Còn về hàng số: nằm ở bên phải,

Nhị: 2 nét

Tam: 2 nét giống Nhị nhưng thêm 1 vạch ở giữa

Tứ: hình chữ nhật

Ngũ: giống chữ “h”, có vạch ngang nằm ở dưới

Lục: có 2 chân

Thất: giống chữ “t”

Bát: giống chữ “B”

Cửu: giống chữ “h” thường nhưng dài hơn
Bộ bài chắn chỉ có 20 cây đỏ, tức là 5 quân Chi chi, Cửu vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách. Còn lại là 80 cây đen.
Khi đã nhận được mặt chữ rồi thì bạn cũng nên thử tìm hiểu xem các hình ứng với các chữ đấy xem thế nào khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao trong dân gian người ta gọi là cửu vạn, bát sách … Tại sao một số ông sau khi bia rượu xong ròi cứ đòi “bát sách” . Bây giờ bạn sẽ tìm hiểu nguyên tắc ù là như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét